Thông báo phát hành sản phẩm MISA SME.NET 2017 R22

NNLUONG_MISA

Moderator
Nhân viên MISA
Hôm nay ngày 31-08-2017, MISA xin trân trọng thông báo phát hành CHÍNH THỨC sản phẩm MISA SME.NET 2017 R22.

Phiên bản này cho phép kế toán nhập được số dư đầu kỳ chi tiết theo các tiêu chí thống kê như Đơn vị, Khoản mục chi phí, đối tượng tập hợp chi phí, đơn hàng, Hợp đồng mua, hợp đồng bán, đơn đặt hàng, đơn mua hàng, mã thống kê; Cho phép kế toán có thể khởi tạo hoá đơn điện tử số liên bằng không, Cho phép in mẫu hoá đơn bán hàng mẫu song ngữ.

Bộ sản phẩm phát hành gồm có:

Bộ cài sản phẩm

Hướng dẫn sử dụng


Nội dung phát triển chi tiết của phiên bản R22 bao gồm:

1.Kế toán muốn nhập số dư tài khoản (TK 241, 154, 335) chi tiết theo khoản mục chi phí, công trình, đơn hàng, hợp đồng để quản lý chi phí phát sinh; không thực hiện tính giá thành, nghiệm thu trên phần mềm

2.Khi tạo mới dữ liệu từ năm trước, kế toán muốn chỉ lấy số dư CPSX dở dang của các công trình còn dở dang, không lấy lên các công trình đã quyết toán xong để không phải theo dõi quá nhiều công trình không cần thiết

3.Kế toán muốn xem báo cáo Sổ chi tiết TK theo công trình và khoản mục chi phí để theo dõi được số dư và phát sinh của tài khoản theo công trình và khoản mục chi phí

4.Kế toán muốn in được hóa đơn bán hàng tự in song ngữ để giao cho khách hàng

5.Kế toán muốn theo dõi khoản chi sự nghiệp, dự án theo từng hợp đồng, dự án để biết còn bao nhiêu chưa được quyết toán hoặc chưa được duyệt

6.Khi lập đơn hàng/chứng từ bán hàng cho KH có nhiều địa điểm giao hàng, kế toán muốn có thể chọn nhanh thông tin địa điểm giao hàng để tiết kiệm thời gian lập chứng từ

7.Khi xem sổ chi tiết VTHH, kế toán muốn biết được địa chỉ của từng NCC/KH mà đơn vị đã mua, bán VTHH để làm cơ sở báo cáo cho SYT cấp phép hiệu thuốc chuẩn GPP

8.Kế toán mong muốn có thể xác định được mức lương tối đa đóng các loại bảo hiểm để lập bảng tính lương được chính xác và nhanh chóng.

9.Khi xem báo cáo Chi tiết công nợ phải trả, đối với chứng từ hàng bán trả lại, kế toán muốn hiện thị số lượng mua là số âm để phản ánh chính xác tổng cộng số lượng hàng mua trong kỳ

10.Khi sử dụng báo cáo chi tiết công nợ phải trả, kế toán mong muốn hiển thị thêm thông tin chứng từ gốc tương ứng từng chứng từ mua hàng để thuận lợi kiểm tra đối chiếu công nợ phải trả NCC.

11.Khi xem Sổ chi tiết bán hàng, kế toán muốn biết được từng lần bán hàng thực hiện cho công trình nào để phục vụ công tác đối chiếu tình hình bán hàng trong kỳ với từng khách hàng theo công trình

12.Khi thủ kho thực hiện bỏ ghi phiếu nhập/xuất, thủ kho muốn số lượng thực nhập/xuất đã ghi sổ trước đó không tự xóa đi để không phải mất thời gian nhập lại

13.Trường hợp đơn vị không dùng phần mềm để quản lý phát hành hóa đơn, kế toán muốn có thể lập được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn khi đơn vị có sử dụng hóa đơn điện tử với số liên bằng 0

14.Khi xem báo cáo Phân tích công nợ phải thu theo tuổi nợ, kế toán mong muốn chỉ lên công nợ của các nhóm KH, không lên công nợ của nhóm NCC để tránh số liệu công nợ bị lặp lại.

15.Kế toán muốn trên Bảng kê hóa đơn mua vào/bán ra với các chứng từ khác nhau chung 1 số hóa đơn thì gộp lại thành 1 dòng tương ứng với số HĐ để thuận lợi trong việc đối chiếu

16.Kế toán muốn xem báo cáo Sổ chi tiết TK theo đơn hàng và khoản mục chi phí để theo dõi được số dư và phát sinh của tài khoản theo đơn hàng và khoản mục chi phí

17.Kế toán muốn xem báo cáo Sổ chi tiết TK theo hợp đồng và khoản mục chi phí để theo dõi được số dư và phát sinh của tài khoản theo hợp đồng và khoản mục chi phí

18.Kế toán muốn xem báo cáo Sổ chi tiết TK theo đối tượng THCP và khoản mục chi phí để theo dõi được số dư và phát sinh của tài khoản theo đối tượng THCP và khoản mục chi phí

Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top