HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH THÔNG TƯ 133

thaotran

New Member
Chào anh /chị !
Công ty mình sản xuất sản sẩm , nhưng mình chỉ đem nguyên liệu đi gia công thôi.
Ví dụ làm ra sản phẩm A thì cần phải có nguyên liệu X, Y, Z
Nhưng thật ra Z là bên mình phải đem đi gia công trước, thành thành phẩm rồi, mới đem về lấy thêm nguyên liệu X, Y đi gia công lần nữa để cho ra sản phẩm A.
Lúc đi gia công Z, mình định khoản là :
Nợ 154 / Có 152
Sau đó nhập kho
Nợ 155Z/Có 154
Khi đem đi gia công sản phẩm A, mình định khoản:
Nợ 154/Có 152
Nợ 154 / Có 155Z => Định khoản này bên Thuế không chấp nhận vì họ nói Có 155 phải đi với Nợ 632.
Mình dự định sẽ sửa lại định khoản là Nợ 154A/ Có 154Z, bỏ TK 155Z luôn. Nhưng như vậy thì mình không theo dõi được số lượng tồn mã Z trên phần mềm.
Hay là khi đi gia công Z, nhập kho về mình để trong TK 152. Như vậy có hợp lý không ?

Misa và các bạn kế toán viên có thể góp ý cho mình hạch toán như thế nào cho hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán trên phần mềm Misa không ạ ?
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

diemle

New Member
Anh chị có thể hướng dẫn e quy trình để tính giá thành và nhập trên phần mềm misa được không ạ, bên e áp dụng tt 133, công ty xây dựng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Anh/Chị Thaotran
Trường hợpnày khi nhập kho đơn vị có thể hạch toán nợ 152Z/154.
Khi xuất kho cho giai đoạn 2 sản xuất thành phẩm A đơn vị xuất nợ 154/152Z.
Tuy nhiên phải theo dõi vì nếu vô tình chọn sai TK sẽ dẫn đến lệch kho và sổ cái.
- Đối với trường hợp này đơn vị nên hỏi kĩ lại thuế để có hướng dẫn chính xác nhất nhé.
Chị có thể tham khảo link sau: https://metadata.com.vn/noidung/k-n-s-n-xu-t-nhi-u-giai-o-n
Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

thaotran

New Member
Nếu Z là 152, thì khi mình chỉnh trên phần mềm lại không có phần định mức nguyên vật liệu để gia công ra được mã Z . Cái này bên mình có thể điều chỉnh không ạ ?
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

diemle

New Member
khách hàng bên e chuyển khoản dư 2 triệu, khách hàng nói là để cấn trừ luôn chứ k cần chuyển khoản lại, vậy giờ e định khoản bút toán này như thế nào ạ.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Quý Khách hàng
Khi thu tiền đơn vị cứ hạch toán 111,112/131.
Sau này khi phát sinh tiếp công nợ thì sẽ lấy 2 triệu này đi đối trừ chứng từ giảm công nợ xuống nhé.
Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

diemle

New Member
chị cho e hỏi e bên cty xây dựng, giờ e có hóa đơn họ xuất với nội dung là thi công, tháo dỡ, lắp ráp vách kính
vậy hóa đơn này e đưa vô 152 luôn hay sao ạ, vì hóa đơn này kiểu như họ gia công tại chỗ ak c, họ xuất hóa đơn vưa nhân công vưa nguyên vật liệu luôn.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Chào anh /chị !
Công ty mình sản xuất sản sẩm , nhưng mình chỉ đem nguyên liệu đi gia công thôi.
Ví dụ làm ra sản phẩm A thì cần phải có nguyên liệu X, Y, Z
Nhưng thật ra Z là bên mình phải đem đi gia công trước, thành thành phẩm rồi, mới đem về lấy thêm nguyên liệu X, Y đi gia công lần nữa để cho ra sản phẩm A.
Lúc đi gia công Z, mình định khoản là :
Nợ 154 / Có 152
Sau đó nhập kho
Nợ 155Z/Có 154
Khi đem đi gia công sản phẩm A, mình định khoản:
Nợ 154/Có 152
Nợ 154 / Có 155Z => Định khoản này bên Thuế không chấp nhận vì họ nói Có 155 phải đi với Nợ 632.
Mình dự định sẽ sửa lại định khoản là Nợ 154A/ Có 154Z, bỏ TK 155Z luôn. Nhưng như vậy thì mình không theo dõi được số lượng tồn mã Z trên phần mềm.
Hay là khi đi gia công Z, nhập kho về mình để trong TK 152. Như vậy có hợp lý không ?

Misa và các bạn kế toán viên có thể góp ý cho mình hạch toán như thế nào cho hợp lý, phù hợp với chuẩn mực kế toán trên phần mềm Misa không ạ ?
Bạn bị tội máy móc quá, cứ kệ đến khi nào thành thành phẩm hãng nhập kho là chả có chuyện gì hết.
Cụ thể:
Nợ TK 154
Có TK 152 (Z,X,Y) n lần thành n chứng từ cũng được
Sau đó lấy SP A về:
Nợ TK 155
Có TK 154
Bút toán đối ứng 154/155 không nên dùng thì chuần hơn.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
chị cho e hỏi e bên cty xây dựng, giờ e có hóa đơn họ xuất với nội dung là thi công, tháo dỡ, lắp ráp vách kính
vậy hóa đơn này e đưa vô 152 luôn hay sao ạ, vì hóa đơn này kiểu như họ gia công tại chỗ ak c, họ xuất hóa đơn vưa nhân công vưa nguyên vật liệu luôn.
Thưa Qúy Khách hàng
Qúy Khách hàng có thể tham khảo hướng dẫn: http://ketoanthienung.org/tin-tuc/cach-tinh-gia-nhap-kho-hang-hoa-thanh-pham-nguyen-vat-lieu.htm
có hướng dẫn trường hợp gia công để tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán hàng thì trị giá hàng hóa bao gồm cả chi phí gia công, sơ chế.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
cho e hỏi thêm là : thi công vách kính cường lực khi e tạo mã e để là thành phẩm hay vật tư hàng hóa ạ
Thưa Qúy Khách hàng
Đơn vị cho em hỏi " thi công vách kính cường lực" có ý nghĩa như thế nào. Đơn vị có thể giải thích cụ thể giúp em.
Ví dụ: Đơn vị xuất bán kính cường lựcvà tính kèm phí lắp ráp như trường hợp nhận hóa đơn ở trên hay đơn vị xuất hóa đơn chỉ tính phí lắp ráp kính thôi.
Anh/Chị ghi giúp em quy trình thực tế tại đơn vị và khi xuất hóa đơn đơn vị ghi như thế nào?
Vì nếu giải thích chưa rõ thì em hiểu đây chỉ là 1 mã dịch vụ.
Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
chị cho e hỏi e bên cty xây dựng, giờ e có hóa đơn họ xuất với nội dung là thi công, tháo dỡ, lắp ráp vách kính
vậy hóa đơn này e đưa vô 152 luôn hay sao ạ, vì hóa đơn này kiểu như họ gia công tại chỗ ak c, họ xuất hóa đơn vưa nhân công vưa nguyên vật liệu luôn.
Chào bạn,
Không biết giờ có gì thay đổi không chứ xưa lúc mình làm xây dựng dùng TK 627 chứ không nhập kho.
Lúc đấy phần hạng mục được đẩy sang đơn vị khác thi công theo dõi hẳn vào TK 627-"Thầu phụ".
Bút toán:
Nợ TK 627,1331
Có TK 331
Trân trọng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top