Cách theo dõi TK 3388 theo đối tượng nhà cung cấp

Bên mình theo dõi 3388 chi tiết theo đối tượng nhà cung cấp. Trên hóa đơn của NCC A nhưng do NCC B trả hộ. Khi mình hạch toán theo hóa đơn lên phần mềm thì nó là công nợ 3388 của NCC A trên hóa đơn. Khi trả tiền thì trả cho NCC B. Như vậy trên TK 3388 đều có số dư hai bên mà không bù trừ được. Vậy mình phải làm như thế nào trên MiSa để bù trừ trên TK 3388, cho hết công nợ tương ứng được?
Mình cảm ơn ạ!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Mình gửi bạn sổ 3388 theo đối tượng NCC
Mình thanh toán tiền cho NCC chi hộ là Công ty TNHH Tiếp vận con đường xanh (màu đỏ), chi hộ những hóa đơn có tên của các NCC màu vàng. Nên TK 3388 có số dư hai bên, cả bên có và nợ, mình không biết nên bù trừ như thế nào?
 

Đính kèm

Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Anh/Chị
Em ghi quy trình đơn vị xem đúng không nhé, Nếu chưa thì Anh/Chị ghi lại quy trình để em kiểm tra và hỗ trợ
- Khi mua hàng: Nợ 156/331.
- Khi NCC chi hộ xác nhận đã chi hộ, Anh/Chị sẽ hạch toán Nợ 331/3388.
- Khi NCC chi hộ gửi hoá đơn và yêu cầu thanh toán, Anh/Chị sẽ hạch toán Nợ 3388/11x.
Trân trọng cám ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Anh/Chị
Nếu trên hoá đơn Anh/Chị hạch toán Nợ 156/3388 và đối tượng trên chứng từ là NCC thì 3388 sẽ ghi nhận cho NCC chứ không phải bên chi hộ.
Nên trường hợp này Anh/Chị vẫn vào nghiệp vụ\Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán Nợ 3388/3388 đối tượng nợ là NCC, đối tượng có là bên chi hộ.
Trân trọng cám ơn quý khách hàng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Mình gửi bạn sổ 3388 theo đối tượng NCC
Mình thanh toán tiền cho NCC chi hộ là Công ty TNHH Tiếp vận con đường xanh (màu đỏ), chi hộ những hóa đơn có tên của các NCC màu vàng. Nên TK 3388 có số dư hai bên, cả bên có và nợ, mình không biết nên bù trừ như thế nào?
Chào bạn,
Nhìn sổ TK 3388 của bạn ... sợ quá.
1. Vấn đề chính khi theo dõi công nợ là phải chính xác tuyệt đối theo đối tượng, nhìn qua chắc bạn đang sắp xếp không ổn.
2. Theo mình thì bạn làm kế toán trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận, theo đó thường là phát sinh cả công nợ thu hộ và trả hộ, nếu đúng vậy mình xin có một vài góp ý sau:
2.1. Bạn không nên dùng TK 3388 mà chỉ dùng TK 131 và 331, cũng không nên mua hàng qua kho vì hoạt động của mình là hoạt động dịch vụ.
2.2. Bạn đang bị thiếu chứng từ nên không thể hạch toán chính xác được, cụ thể:
Nếu bạn thu hộ, bạn phải trả hóa đơn cho người được thu hộ.
Nếu bạn được chi hộ, bạn phải đề nghị người chi hộ trả hóa đơn cho bạn.
Bạn đang cho các ông trung gian đối ứng với nhau nên khó kiểm soát là đúng rồi.
Trân trọng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Chào bạn,
Nhìn sổ TK 3388 của bạn ... sợ quá.
1. Vấn đề chính khi theo dõi công nợ là phải chính xác tuyệt đối theo đối tượng, nhìn qua chắc bạn đang sắp xếp không ổn.
2. Theo mình thì bạn làm kế toán trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận, theo đó thường là phát sinh cả công nợ thu hộ và trả hộ, nếu đúng vậy mình xin có một vài góp ý sau:
2.1. Bạn không nên dùng TK 3388 mà chỉ dùng TK 131 và 331, cũng không nên mua hàng qua kho vì hoạt động của mình là hoạt động dịch vụ.
2.2. Bạn đang bị thiếu chứng từ nên không thể hạch toán chính xác được, cụ thể:
Nếu bạn thu hộ, bạn phải trả hóa đơn cho người được thu hộ.
Nếu bạn được chi hộ, bạn phải đề nghị người chi hộ trả hóa đơn cho bạn.
Bạn đang cho các ông trung gian đối ứng với nhau nên khó kiểm soát là đúng rồi.
Trân trọng.
Vâng, em làm trong linh vực logistics ạ.
Phần thu, chi hộ cứ loạn hết cả lên ạ.
NCC trên họ không xuất hóa đơn cho NCC chi hộ cho bên em rồi để NCC chi hộ xuất hóa đơn lại cho bên em mà hầu hết đều xuất về bên em. Rồi bên em lại thanh toán cho NCC chi hộ
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Thưa Anh/Chị
Nếu trên hoá đơn Anh/Chị hạch toán Nợ 156/3388 và đối tượng trên chứng từ là NCC thì 3388 sẽ ghi nhận cho NCC chứ không phải bên chi hộ.
Nên trường hợp này Anh/Chị vẫn vào nghiệp vụ\Tổng hợp\Chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán Nợ 3388/3388 đối tượng nợ là NCC, đối tượng có là bên chi hộ.
Trân trọng cám ơn quý khách hàng!
Dear bạn,
Nếu hạch toán Nợ 3388/Có 3388 (chuyển đổi NCC), thì phát sinh Nợ, Có của tài khoản 3388 sẽ lặp lại 1 lần nữa, số tổng phát sinh Nợ/Có 3388 bị tăng lên ảnh hường đến báo cáo.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Quý Khách hàng
Hiện tại nếu Anh/Chị muốn theo dõi công nợ của cả 2 bên như vậy thì Phần mềm chỉ có giải pháp này để cấn trừ công nợ qua lại giữa anh A và anh B thôi ạ.
Anh/Chị có thể xem xét lại giúp em nhé.
Trân trọng cám ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Chào các bạn,
Việc thu thập hóa đơn thu hộ trả hộ còn liên quan đến nghĩa vụ khai thuế nữa (khi bạn có đủ thì khai cả 2 không ảnh hưởng gì cả). Nếu bạn không có đủ chứng lý thuyết phục (hóa đơn) thì rất dễ dẫn đến việc một khoản thu hộ nào đó bị quy là doanh thu thì chết ngóm. Mình hướng bạn đến việc thu thập chứng từ là vì vậy (có cách không dùng hóa đơn nhưng vẫn phải có một loại hồ sơ gì đó-BB xác nhận 3 bên chẳng hạn).
Còn việc đối trừ như bạn misa hướng dẫn không quá khó đâu, nhưng quan trọng là khi giải trình khó khăn lắm.
Trân trọng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Nguyễn Thị Ngọc

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
Thưa Anh/Chị NinhThanh2112
Anh/Chị có thể tham khảo các ý kiến chia sẻ.
Nếu cần hỗ trợ phản hồi để MISA hỗ trợ nhé.
Cám ơn Anh/Chị VNA111 đã chia sẻ.
Trân trọng!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

tuyet93

Member
Mua hàng từ NCC A, NCC B đã chi hộ khoản này. Hạch toán Nợ 1561/ Có 3388.
Trên mua hàng. NCC A muốn chi tiết công nợ phải trả cho NCC B (3388) thì làm sao? Trên Misa không chi tiết đối tượng có
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

Trần Thị Hoa

Member
Nhân viên MISA
Mua hàng từ NCC A, NCC B đã chi hộ khoản này. Hạch toán Nợ 1561/ Có 3388.
Trên mua hàng. NCC A muốn chi tiết công nợ phải trả cho NCC B (3388) thì làm sao? Trên Misa không chi tiết đối tượng có
Kính thưa quý khách hàng!
Chị vui lòng vào mua hàng/ chọn mua hàng nhiều hóa đơn. Tại thông tin chung mình sẽ khai báo NCC A nhưng trên dòng chi tiết thì đối tượng mình sẽ chọn NCC B ạ. Thì công nợ sẽ theo dõi trên NCC B ạ
Trân trọng cảm ơn!
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Kính thưa quý khách hàng!
Chị vui lòng vào mua hàng/ chọn mua hàng nhiều hóa đơn. Tại thông tin chung mình sẽ khai báo NCC A nhưng trên dòng chi tiết thì đối tượng mình sẽ chọn NCC B ạ. Thì công nợ sẽ theo dõi trên NCC B ạ
Trân trọng cảm ơn!
Chán thật.
Vừa cẩu thả vừa vô lý.
Bút toán phản ánh chứng từ mua hàng của nhà cung cấp A thì liên quan gì đến nhà cung cấp B mà bạn hướng dẫn người ta ghi chép như vậy nhỉ.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

tuyet93

Member
Chán thật.
Vừa cẩu thả vừa vô lý.
Bút toán phản ánh chứng từ mua hàng của nhà cung cấp A thì liên quan gì đến nhà cung cấp B mà bạn hướng dẫn người ta ghi chép như vậy nhỉ.
Nhà cung cấp B chi hộ tiền mua hàng.. Hạch toán thế có được không ạ (hạch toán gộp)
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy

VNA111

Active Member
Chào bạn,
1. Mua hàng từ NCC A, NCC B đã chi hộ khoản này.
Đây là tình huống gốc của bạn.
Theo mình thì đây phải là 2 nghiệp vụ rõ ràng.
1.1. NCC B đã chi hộ, khi đó bút toán chi hộ phải được phản ánh rồi, bạn đang bí vì không có cơ sở cụ thể để ghi chép nghiệp vụ ngày nên muốn gộp vào chứng từ mua hàng của NCC A. Như vậy vô hình chung đẩy việc không có đủ cơ sở chi chép cho bút toán 2 mà thôi.
Nếu có đủ cơ sở chi chép (theo BB đối trừ công nợ chẳng hạn) trước khi có nghiệp vụ nhận chứng từ của NCC A bạn đã có bút toán:
Nợ TK 331 (NCCA)
Có TK 331 (NCCB)
Bút toán giải thích rõ ràng việc giảm công nợ nọ tăng công nợ kia (đối trừ).
1.2. Khi nhận chứng từ mua hàng của NCC A, đó sẽ là bút toán mua hàng đơn giản.
2. Hạch toán Nợ 1561/ Có 3388.
Đây là bút toán gộp của bạn.
TK ghi có là TK 3388, bạn dùng ghi 1 bên cùng số tiền nhưng lại cho 2 đối tượng khác nhau, kiểu ghi chép này dễ làm phần mềm bị choáng lắm, mình không thử theo bạn MS nhưng theo mình thì kết quả của bút toán khó được như ý lắm.
Chúc bạn thành công.
Trân trọng.
 
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top