Các câu hỏi thường gặp về thông báo sai sót (TBSS) khi xử lý HĐĐT bị sai sót theo nghị định 123/2020/NĐ-CP

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

Lê Bão Sơn

Moderator
Thành viên BQT
Nhân viên MISA
1. Trường hợp nào bắt buộc phải lập thông báo sai sót gửi cơ quan thuế?

Căn cứ theo theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì có 4 trường hợp bắt buộc doanh nghiệp phải gửi Mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế.
  • Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót (Trên thông báo sai sót chọn hình thức xử lý là "Hủy").
  • Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót (Trên thông báo sai sót chọn hình thức là "Giải trình").
  • Lập hóa đơn điện tử mới nghị định 123/2020/NĐ-CP thay thế cho hóa đơn đã phát hành theo nghị định số 51/2010/NĐ-CP.
  • Trả lời cho thông báo rà soát mẫu 01/TB-RSĐT của CQT gửi đến đơn vị.

2. Trường hợp nào không bắt buộc gửi thông báo sai sót gửi cơ quan thuế?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC:
“Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục I A ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh”.

Căn cứ điểm a khoản 3, điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP:
“Đối với hóa đơn gửi theo bảng tổng hợp thì người bán gửi thông tin hủy, điều chỉnh trực tiếp trên bảng tổng hợp của các kỳ tiếp theo mà không gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định này đến cơ quan thuế”.

Kết luận:
  • Trường hợp lập hóa đơn thay thế hoặc hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn sai sót đã phát hành theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì không bắt buộc gửi thông báo sai sót cho cơ quan thuế. Ví dụ công văn 1647/TCT-CS của Tổng cục thuế trả lời cho cục thuế Bắc Ninh thì đang không cần gửi vì vậy để đảm bảo thông tin chính xác, đơn vị nên hỏi trực tiếp cơ quan thuế đang quản lý.
  • Trường hợp xử lý sai sót đối với các hóa đơn gửi theo bảng tổng hợp theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT thì không cần phải gửi thông báo sai sót.

3. Thời hạn gửi thông báo sai sót cho cơ quan thuế là khi nào?

- Đối với trường hợp xử lý sai sót khi hóa đơn điện tử được cấp mã nhưng chưa gửi cho người mua hoặc trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót (tương ứng với thông báo sai sót chọn hình thức xử lý là Hủy hoặc Giải trình) thì hiện tại chưa có quy định cụ thể về thời hạn phải gửi thông báo sai sót. Tuy nhiên, MISA khuyến nghị Anh/Chị nên gửi ngay thông báo sai sót, nếu phát hiện hóa đơn nào quên gửi thì thực hiện bổ sung ngay cho cơ quan thuế.
- Đối với hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế thì căn cứ điều 1 khoản 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử đã xử lý sai sót (nếu CQT quản lý yêu cầu gửi).

4. Nếu gửi trễ thông báo sai sót thì sẽ bị xử phạt như nào?
Căn cứ điều 29 nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định các mức như sau:

Số ngày chậm nộpMức phạt
Quá thời hạn quy định từ 01 - 05 ngày, có tình tiết giảm nhẹPhạt cảnh cáo
Quá thời hạn quy định từ 01 - 10 ngày, không có tình tiết giảm nhẹPhạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng
Quá thời hạn quy định từ 11 - 20 ngàyPhạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng
Quá thời hạn quy định từ 21 - 90 ngàyPhạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng
Quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên hoặc không gửi thông báo sai sótPhạt tiền từ 05 - 15 triệu đồng


5. Hướng dẫn lập thông báo sai sót trên phần mềm MISA

Sản phẩm MISA SME 2023: Tại đây

Sản phẩm AMIS Kế toán: Tại đây

Sản phẩm meinvoice độc lập:

- Bước 1: Đăng nhập vào trang meinvoice.vn vào Mục xử lý hóa đơn

- Bước 2 :Thông báo sai sót tại Xử lý hóa đơn/Thông báo sai sót, chọn hóa đơn sai

- Bước 3: Tại cột Hủy/Điều chỉnh/Thay thế/Giải trình chọn lý do tương ứng và thực hiện ký số và gửi thông báo sai sót lên cơ quan thuế



6. Cách tra soát các hóa đơn bị sai sót trên MISA nhưng chưa lập thông báo sai sót gửi cơ quan thuế
(ĐANG CẬP NHẬT HƯỚNG DẪN)
 

Đính kèm

Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top