Hướng dẫn hạch toán bảo hiểm, nộp bảo hiểm và một số trường hợp thường gặp

Hồ Thị Trang_MISA

Moderator
Nhân viên MISA

1. Hạch toán chi phí bảo hiểm

- Nếu lập bảng lương trên phần mềm: Anh/chị xem hướng dẫn Tại đây
- Nếu không lập bảng lương trên phần mềm: Anh/chị hạch toán chi phí bảo hiểm trên chứng từ nghiệp vụ khác nhé: https://bit.ly/2qJGDPi


2. Nộp bảo hiểm

- Cách 1: Hướng dẫn nộp bảo hiểm: Anh/chị xem hướng dẫn Tại đây
Lưu ý:
Nếu sử dụng chức năng Nộp bảo hiểm không thấy lên số liệu hoặc lên sai số liệu, chị vào Báo cáo\Báo cáo tài chính\Bảng cân đối tài khoản (chọn khoảng thời gian từ đầu năm đến ngày nộp bảo hiểm), kiểm tra các tài khoản hạch toán bảo hiểm số dư bên Có đúng không. Nếu không đúng chị kiểm tra và hạch toán lại cho đúng nhé.

- Cách 2: Ngoài cách trên có thể hạch toán bút toán nộp bảo hiểm trong phiếu chi (chọn Lý do chi là “Chi khác” ) hoặc Ủy nhiệm chi (chọn Nội dung TT là “Chi khác”)
** Lưu ý: Nếu số tiền nộp bảo hiểm cao hơn số phải nộp lần đó (nộp thừa bảo hiểm), anh/chị hạch toán theo cách 2 nhé. Trường hợp anh/chị thực hiện đóng thừa tiền bảo hiểm thì số dư tiền bảo hiểm sẽ treo trên Nợ TK 338 (3383, 3384, 3385) và tháng sau khi phát sinh chi phí bảo hiểm Có TK 338 (3383, 3384, 3385) sẽ bù trừ với số nộp thừa này nhé.


Lưu ý:
- Kiểm tra, sửa tỷ lệ trích nộp bảo hiểm:
Để kiểm tra, sửa tỷ lệ trích nộp bảo hiểm, anh/ chị làm theo hướng dẫn Tại đây

- Hạch toán bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Hiện nay khoản chi phí bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giảm từ 1% xuống còn 0,5% nhưng vẫn nằm trong chi phí bảo hiểm xã hội nên việc hạch toán vẫn qua tài khoản 3383.
Tuy nhiên, nếu anh/chị mong muốn tách riêng hạch toán khoản bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp này sang một tài khoản khác thì anh/chị vui lòng thực hiện theo hướng dẫn Tại đây
 
Sửa lần cuối:
Học thêm kiến thức tại: AMIS Blog | MISA Academy
Top